Vải kaki là vải gì?

Vải kaki là loại vải khá phổ biến trong thế giới thời trang. Nó có thể được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải kaki nguyên gốc khá cứng và dày. Nhưng hiện nay, có rất nhiều chủng vải kaki được phối hợp với các sợi khác để cho ra các dòng vải kaki hợp thời trang hơn.

Lịch sử của vải kaki

Giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ, quân phục của lính Anh là áo khoác đỏ và quần trắng là từ vải len. Nhưng thời tiết quá nóng nực, quân phục bằng vải len không phù hợp và gây ảnh hưởng đến tâm lý chiến đấu của binh lính. Vậy nên, Harry Bernett Lumsden đã thay thế vải len bằng chất vải mỏng, nhẹ, có màu nâu đất để dễ dàng ngụy trang với môi trường xung quanh thay vì phải nhuộm quần áo bằng trà và đất. Đó chính là vải kaki.

Sau một thời gian dùng để may quân phục cho lính Anh, thì vải kaki dần được phổ biến trên thế giới. Sau thế chiến thứ 2, vải kaki được dùng rộng rãi để may quần tại Mỹ.

Hiện nay, có rất nhiều loại vải may quần được ra đời theo dòng phát triển của ngành công nghiệp may mặc nhưng vải kaki vẫn dành ngôi vị thống trị vì khắc phục được nhiều nhược điểm của các loại vải khác. Từ những sản phẩm bình dân tới cao cấp đều được may bởi loại vải này.

Vải kaki được công nhận trên toàn cầu đến nỗi cái tên này được gọi cho màu riêng của chất vải này. Kaki có màu nâu nhạt với một chút màu vàng, dẫn đến màu nâu vàng.

Trong lần đầu tiên đề cập đến màu sắc, thuật ngữ kaki đã trở thành cái tên không chính thức của chiếc quần màu đất, bụi bặm, đạt đến sự phổ biến toàn cầu với các nhà thám hiểm vào đầu những năm 1900. Khi trở về, những người lính WWII đã học đại học, hầu hết đều mặc quần đồng phục kaki đến trường, gây ra một hiện tượng văn hóa. Vào năm 1955, Levi đã giới thiệu Leviile® Casual Line, với quần kaki hướng đến những người đàn ông lao động. Đến lúc này, kaki đã bắt đầu được công nhận nhiều hơn trong ngành quần áo bảo hộ lao động; chúng đơn giản với chức năng thực dụng, rất phù hợp với cuộc sống hàng ngày.

Phân loại vải kaki

Với dòng chảy của ngành công nghiệp thời trang, hiện nay đã có nhiều loại vải kaki khác nhau. Về cơ bản, kaki được chia làm 2 loại chính là kaki thun và kaki không thun. Chúng ta sẽ phân lọai vải kaki theo 2 yếu tố chính là theo độ co giãn và theo tính chất hoá học.

Dựa vào độ co giãn của vải kaki

Theo độ co giãn, vải kaki được chia thành 2 loại: kaki không thun và kaki thun:

  • Kaki không thun: Là loại vải ít nhăn, độ cứng cao. Chính vì vậy,  loại vải kaki này thường để may quần tây nam, quần tây ống đứng để tạo form dáng đứng hoặc dùng để may đồ bảo hộ.
  • Kaki thun: Là loại vải có pha thêm sợi spandex để tăng độ co giãn, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc. Vải kaki thun thường được dùng để may váy, đầm ôm body, áo vest nữ, quần tây nữ,…

Dựa vào thành phần hóa học của vải kaki

Căn cứ vào thành phần hóa học, vải kaki được chia làm 2 loại: kaki cotton và kaki polyester:

  • Kaki cotton: Là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên, có độ dày vừa phải, khi mặc có cảm giác khá thông thoáng, dễ chịu. Vải kaki cotton được ứng dụng để may các loại váy ôm, quần ôm cho phái nữ.
  • Kaki polyester: Là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp, độ thấm hút mồ hôi kém, không co giãn khi giặt. Kaki polyester được ứng dụng khi may tạp dề đồng phục nhà hàng, quán ăn, mũ nón, balo,…

Vải kaki có tính chất chung là bền, mát, không nhăn, co giãn. Chính vì thế, vải kaki sử dụng khá nhiều để may quần, may balo, mũ nón, đồng phục công sở như chân váy, đầm, áo vest, bảo hộ lao động,…

Nhược điểm duy nhất của vải kaki là nó không phù hợp với những thiết kế quá cầu kỳ và giá thành của nó cũng khá cao.